BLOG

[Review] “Thần Thoại Kumiko” - Để trẻ đón nhận sự khác biệt qua hành trình cổ tích ở xứ sở Nhật Bản
Nov 11, 2023 Admin Share
20231110_lPwTXgyl.png
“Thần thoại Kumiko” mang trong mình trọn vẹn tinh thần của nền văn hóa đất nước Mặt Trời mọc dẫu được viết bởi một người Pháp. Ngay từ cách Guilbert chọn lối kể chuyện đã làm người đọc liên tưởng ngay đến thể loại truyền thống của người Nhật: monogatari hay “vật ngữ” - một tác phẩm tự sự dân gian nhưng lại cho phép tác giả có thể sử dụng yếu tố hư cấu.
Câu chuyện cổ tích kể về nàng công chúa Kumiko, con gái Nhật hoàng Nintoku trong một đêm bão bùng đã bị lão phù thủy Yamabushi bắt đi và buộc nàng phải tìm cách trở về nhà. Tính “monogatari” được thể hiện rõ qua cách Guilbert thiết lập bối cảnh sử thi qua cách hư cấu hóa các nhân vật lịch sử như Nhật hoàng Nintoku hay các ẩn sĩ yamabushi trên núi, chứ không giữ hệ thống nhân vật dân gian có sẵn trong văn hóa Nhật. Dù mong muốn một cuốn sách của mình mang ý nghĩa dễ nắm bắt và cô đọng như mọi cuốn cổ tích, Guilbert cũng chẳng để chúng ta “dễ dãi” với cuốn truyện này. Giống như khi đọc những quyển monogatari thực thụ, giá trị của quyển truyện không quá khó đoán, nhưng ta sẽ phải cất công tìm hiểu từng chi tiết nhỏ được tác giả gửi gắm để cảm nhận hết “bầu không khí” Nhật Bản. Lối kể cổ tích mới lạ này sẽ là sự khích lệ đến đối tượng độc giả chính - các bạn nhỏ, tạo dựng các bạn ấy thói quen tìm hiểu các dấu ấn văn hóa khác nhau khi đọc cổ tích và chủ động tương tác nhiều hơn với cuốn sách.
Hành trình của nàng Kumiko được phát triển theo mô típ thử thách với “vật trả ơn” với từng loài thú quen thuộc với văn hóa nước Nhật. Trong số này đặc biệt nhất có lẽ là sự xuất hiện chú lửng tanuki, một loài động vật đặc hữu của Nhật và có sức sống tâm linh quan trọng với con người nơi đây với khả năng biến hình trong truyền thuyết. Bên cạnh sự góp mặt của tanuki, bạn đọc còn thấy được bóng dáng của Thần Rùa và đàn sếu trắng xuyên suốt quyển truyện. Cả hai là biểu tượng của sự trường thọ với người Nhật, và dẫu có hai cốt truyện khác nhau, ta có thể thấy được âm hưởng thời gian trong cổ tích nổi tiếng của Nhật Bản là “Công chúa Kaguya” được Guilbert đưa vào. Bởi ngay từ cái tên của nhân vật chính ta đã đoán ra phần nào: Kumiko - Cửu Mỹ Tử (đứa trẻ có sắc đẹp trường cửu). Điều này liên hệ trực tiếp tới lễ hội Shichi-go-san (Thất-ngũ-tam), ngày mà những đứa trẻ ở độ tuổi 3, 5 và 7 sẽ diện kimono và nhận những viên kẹo trường thọ hình con rùa, ngụ ý chúng sẽ nhận lời chúc phúc cho cuộc sống dài lâu. Sự lồng ghép khéo léo này thể hiện quan niệm thời gian độc đáo mà tác giả, một người Phương Tây đã nhìn ra: khác với họ, người Á Đông chúng ta thường quan niệm thời gian là vĩnh hằng. Nếu hiểu tường tận và được chỉ dẫn từ bố mẹ, trẻ sẽ còn biết thêm nhiều góc nhìn khác nhau và biết chân trọng thêm sự khác biệt của mỗi người, mỗi nền văn hóa.
Không chỉ giới thiệu những tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản bằng câu từ, “Thần thoại Kumiko” còn sở hữu minh họa tinh tế từ họa sĩ Marie-Alice Harel. Phối trộn một bảng màu với chủ đạo với sắc vàng kim đặc trưng trong những bức Byobu (bình phong) của Nhật, kết hợp với một vài chi tiết thủy mặc và nét vẽ hiện đại; Harel đem tới cho chúng ta một trải nghiệm thị giác hài hòa và vừa đủ với người đọc, đặc biệt là các bạn nhỏ. Đủ để các bạn ấy thấy thích thú và không bị khó hiểu trước gu hội họa của người lớn, nhưng đồng thời cũng đủ để cảm nhận được sự huyền ảo mà hội họa truyền thống Nhật đem tới. Chắc chắn đường nét mà Harel gửi gắm sẽ đưa chúng ta vào hành trình đúng nghĩa chạm vào trái tim của văn hóa Nhật Bản!
“Thần thoại Kumiko” mới được Crabit Kidbooks chính thức phát hành! Nếu muốn bạn nhỏ ở nhà có một cuốn cổ tích được điểm tô theo một cách mới lạ, vậy thì bố mẹ đừng bỏ lỡ quyển truyện này nhé!

HƯỚNG DẪN DIY CÂY THÔNG NHUNG

14 Nov, 2024
Từng bước thực hiện set đồ DIY Cây thông trong Hộp quà Giáng sinh của Crabit!
Xem thêm

[SÁCH MỚI] TO NHƯ TRÁI NÚI, NHẸ TỰA LÔNG HỒNG - NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO & KHÁM PHÁ CỦA TRẺ THƠ

11 Oct, 2024
Khi bỗng dưng trên trời xuất hiện một thứ kỳ lạ chẳng ai biết từ đầu rơi xuống, cả làng bèn tụ hội đoán xem thứ đó là gì. Đại Tướng quân nói rằng đó là một quả bom, Nhà Phát minh gợi ý lăn nó đi, Nhà Triết học lại trầm ngâm đặt câu hỏi tại sao nó tồn tại…
Xem thêm

[SÁCH MỚI] - Ông vua chân thối

03 Oct, 2024
ÔNG VUA CHÂN THỐI - TRUYỆN CỔ ẤN ĐỘ HÀI HƯỚC DẠY TRẺ CÁCH VƯỢT QUA TRỞ NGẠI MỘT CÁCH THÔNG MINH
Xem thêm

[SÁCH MỚI] TỚ ĂN HAI, CHO CẬU HẲN MỘT CÁI NHÉ!

25 Sep, 2024
Cực kỳ phù hợp với các gia đình có anh chị em thường xuyên “chành chọe” nhau hoặc cho những bạn nhỏ hay “cau mày” bực tức khi chơi với bạn ở trườ
Xem thêm
Đăng Ký Nhận Quà