BLOG

[Tip nuôi dạy] Hiểu rõ yếu tố tâm lý đằng sau tâm lý hiếu thắng của trẻ
Aug 31, 2023 Admin Share
20230831_uY0XrFGQ.png

 

"Con gái mình đi học có thành tích khá tốt nhưng lại rất hiếu thắng. Thi không được điểm như ý là con về nhà khóc, ba mẹ khuyên nhủ mấy cũng không nghe, tâm trạng buồn bực mấy ngày liền. Mỗi khi con như vậy mình cảm thấy rất mâu thuẫn, vừa mừng vì con có chí tiến thủ, nhưng cũng rất lo sau này con sẽ không chấp nhận được thất bại."
Dù rằng trẻ có khả năng cạnh tranh chưa chắc là trẻ có tính hiếu thắng, nhưng dù gì thì tính hiếu thắng cũng là một biểu hiện của chí tiến thủ, do đó cũng không hoàn toàn là xấu.
Ở vai trò làm cha mẹ, trước hết chúng ta cần khẳng định rằng những đứa trẻ như trong tình huống trên là những trẻ có tính cầu tiến trong học tập, phụ huynh không cần phải đốc thúc, nhắc nhở trẻ trong chuyện học hành. Chí tiến thủ và sự tự giác phấn đấu ở những đứa trẻ này cần được ghi nhận. Rồi sau đó cha mẹ mới dần dần điều chỉnh tính hiếu thắng cho trẻ, tăng cường sức chống chịu, vượt qua vấp váp, thất bại cho trẻ.
👉 Không có cuộc đời nào chỉ có thắng mà không có thua. Sự thắng thua mà con trẻ gặp phải trong học tập, trong các cuộc thi sẽ còn lặp lại rất nhiều lần trong tương lai của trẻ. Để thay đổi tính hiếu thắng, chỉ thích thắng mà không chấp nhận thua của trẻ, cha mẹ cần có cách phản ứng phù hợp trước kết quả thắng thua của trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý để cha mẹ tham khảo:
🐠 Trước hết cha mẹ cần xem xem bản thân mình có thể trở thành tấm gương tốt là một người cạnh tranh quân tử hay không? Cha mẹ có vui vẻ thấu hiểu và đón nhận con dù con thắng cuộc hay thua cuộc hay không? Sự làm gương của cha mẹ và những phản ứng phù hợp của cha mẹ đối với chuyện thắng thua của trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu sự căng thẳng cho con trong quá trình cạnh tranh.
🐠 Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể thi với con qua các trò chơi. Thông qua trò chơi để trẻ nhìn thấy và hiểu được những biểu hiện nào trong quá trình thi đấu là phù hợp. Cha mẹ có thể đóng vai người thắng cuộc, cũng có thể đóng vai người thua cuộc. Nhìn thấy vẻ ấm ức hoặc thấy con khóc, cha mẹ không nên nói: “Con trai sao mà kém thế”, mà có thể nói: “Khá đấy, lần này cha đã thắng con, nhưng cha phát hiện ra rằng con rất có tiềm năng, ván sau con sẽ có hy vọng thắng cha đấy”. Khi đóng vai người thua cuộc, cha mẹ hãy vui vẻ bắt tay con và nói: “Chúc mừng con, đúng là con rất xuất sắc. Mình sẽ chơi một ván nữa nhé”. Thông qua những cuộc đọ sức giao hữu như thế này, người lớn đã thể hiện thái độ làm gương cho trẻ trong việc đối mặt với sự thắng thua.
🐠 Nếu trong quá trình chơi, mỗi lần thua con lại khóc hoặc hất đổ mọi thứ, cha mẹ cần từ chối chơi với trẻ, để trẻ biết rằng xã hội này không phải dành cho riêng trẻ, những phẩm chất như biết ơn, kính trọng, khoan dung sẽ giúp trẻ tôn trọng điểm mạnh và điểm yếu của mỗi con người mà trẻ đang đối mặt, bao gồm bản thân trẻ. Sự ảnh hưởng âm thầm của cha mẹ đối với trẻ khi còn nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời.
🐠 Nếu trẻ có biểu hiện ấm ức, cay cú khi thua cuộc, cha mẹ không nên phủ định tâm trạng của trẻ. Không nên nói: “Thì cũng chỉ là không được 10 điểm thôi mà? Sao phải buồn như thế? Lần sau thi cho tốt là được chứ sao”. Giọng điệu đó sẽ khiến trẻ càng buồn bực hơn. Muốn giải quyết vấn đề, trước hết phải giải tỏa tâm lý, sự giải tỏa này không thể dựa vào những lời thuyết giáo, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, trước hết phải bày tỏ sự cảm thông với suy nghĩ đó, ví dụ nói: “Mẹ rất hiểu con buồn vì bài thi không được 10 điểm, con nói cho mẹ nghe xem con nghĩ bài nào làm không được tốt?”. Như vậy, trẻ sẽ nói ra một số suy nghĩ về bài thi, trút bày nỗi lòng tức là trẻ đã suy nghĩ lại vấn đề của mình.
🐠 Những đứa trẻ được lớn lên trong sự khen ngợi thường rất quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình, tính hiếu thắng của trẻ cũng là biểu hiện cho thấy trẻ muốn được người khác khẳng định. Chính vì vậy, cha mẹ còn phải chú ý đến mọi hành vi, lời nói trong đời sống hàng ngày, không nên khen ngợi con trẻ quá lời, mà cần có những lời đánh giá phù hợp thực tế về một sự việc cụ thể. Đồng thời cần định hướng cho trẻ bước ra khỏi gia đình, chú ý nhiều hơn đến ưu điểm của người khác, giúp trẻ có được thái độ tự trọng và khiêm tốn đúng đắn, cần có sự nhận thức đúng đắn về địa vị của mình trong tập thể, trong xã hội. Như thế, trẻ có thể nhìn nhận một cách khách quan về sự thất bại và điểm yếu của mình.
👉 Những câu chuyện cũng là một công cụ hữu hiệu quả để thông qua đó, bố mẹ dạy trẻ cách điều chỉnh tính hiếu thắng. Khi đọc những câu chuyện có nhân vật cùng đặc điểm tâm lý như mình, trẻ dễ dàng liên hệ với bản thân nhưng từ một góc nhìn "ngoài cuộc". Điều này giúp trẻ không cảm thấy chính mình đang bị "răn dạy", từ đó giảm sự cảnh giác, sự chống đối mà trẻ thường cảm thấy khi bị làm sai và bị bố mẹ nhắc nhở. Nhờ vậy mà trẻ sẽ tiếp nhận bài học từ câu chuyện hiệu quả hơn. 
 
-----------------------
CRABIT KIDBOOKS - Nhà phát hành sách đồng hành cùng giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 - 12 tuổi

[SÁCH MỚI] TO NHƯ TRÁI NÚI, NHẸ TỰA LÔNG HỒNG - NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO & KHÁM PHÁ CỦA TRẺ THƠ

11 Oct, 2024
Khi bỗng dưng trên trời xuất hiện một thứ kỳ lạ chẳng ai biết từ đầu rơi xuống, cả làng bèn tụ hội đoán xem thứ đó là gì. Đại Tướng quân nói rằng đó là một quả bom, Nhà Phát minh gợi ý lăn nó đi, Nhà Triết học lại trầm ngâm đặt câu hỏi tại sao nó tồn tại…
Xem thêm

[SÁCH MỚI] - Ông vua chân thối

03 Oct, 2024
ÔNG VUA CHÂN THỐI - TRUYỆN CỔ ẤN ĐỘ HÀI HƯỚC DẠY TRẺ CÁCH VƯỢT QUA TRỞ NGẠI MỘT CÁCH THÔNG MINH
Xem thêm

[SÁCH MỚI] TỚ ĂN HAI, CHO CẬU HẲN MỘT CÁI NHÉ!

25 Sep, 2024
Cực kỳ phù hợp với các gia đình có anh chị em thường xuyên “chành chọe” nhau hoặc cho những bạn nhỏ hay “cau mày” bực tức khi chơi với bạn ở trườ
Xem thêm

Hướng dẫn sử dụng Hộp Múa Rối Đón Trăng

17 Aug, 2024
Bố mẹ và các bạn nhỏ hãy cùng xem cách sử dụng hộp quà Trung thu từ Crabit nhé!
Xem thêm
Đăng Ký Nhận Quà