BLOG

[Tip nuôi dạy] Tại sao 2-7 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não của trẻ?
Aug 31, 2023 Admin Share
20230831_mpivufGz.png
 
Khi Albert Einstein còn là một đứa trẻ, ít ai có thể dự đoán được sự đóng góp vĩ đại của ông cho khoa học sau này. Einstein bị chậm phát triển ngôn ngữ, và bố mẹ ông phải nhờ đến bác sĩ tư vấn điều trị. Em gái của Einstein từng kể: “Einstein gặp khó khăn với ngôn ngữ đến mức những người xung quanh đều lo rằng ông không bao giờ học hành gì được”. Vậy làm thế nào để đứa trẻ này từ chậm phát triển đến trở thành một vĩ nhân – Einstein?
Một phần đáp án cho câu hỏi này nằm trong hai món quà mà Einstein nhận được từ bố mẹ hồi 5 tuổi. Khi Einstein phải nằm lì trên giường vì bệnh, bố đã tặng cho Einstein một chiếc com-pa. Chính dụng cụ rất bí ẩn này đã kích thích sự tò mò của Einstein về khoa học. Không lâu sau đó, đến lượt mẹ Einstein – một nghệ sĩ piano tài năng, tặng cho Einstein một cây đàn violin. Chính hai món quà độc đáo này đã kích thích và thử thách trí não của Einstein theo những cách rất đặc biệt ngay thời điểm đó.
Não bộ trẻ em phát triển mạnh nhất trong 2 thời điểm vàng – lúc 2 tuổi và khi đã trở thành thanh thiếu niên. Ở đầu mỗi giai đoạn này, số lượng các liên kết giữa các tế bào não tăng gấp đôi. Trẻ 2 tuổi có số lượng liên kết tế bào não gấp đôi người lớn. Vì những liên kết này là nơi quá trình học tập diễn ra nên trẻ ở giai đoạn này có khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong đời. Cũng vì vậy, những trải nghiệm của trẻ ở thời kỳ này có ảnh hưởng lâu dài đối với sự phát triển của trẻ.
Thời điểm vàng đầu tiên của sự phát triển não bộ ở trẻ bắt đầu ở độ tuổi lên 2 và kéo dài đến 7 tuổi. Đây là cơ hội để đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên dưới là 4 cách để tối ưu hóa thời điểm vàng này.
☀️ NUÔI DƯỠNG ĐAM MÊ HỌC HỎI
Bố mẹ cần tạo hứng thú cho con trong việc học hơn là tập trung vào thành tích. Chúng ta cần khuyến khích trẻ trải nghiệm những hoạt động mới, học hỏi những điều mới lạ và cho trẻ thấy niềm vui của những việc đó. Nói cho trẻ hiểu rằng trẻ có thể mắc lỗi, thất bại vì đó cũng là một phần của sự học.
Dạy trẻ về sự kiên định và tạo ra những không gian học tập an toàn, thoải mái cho trẻ. Các em sẽ cảm thấy yêu thích việc học khi biết bố mẹ trân trọng quá trình hơn là kết quả của mình.
Giai đoạn này cũng là thời điểm tuyệt vời để hình thành tư duy cầu tiến (niềm tin cho rằng trí tuệ và tài năng của mỗi người có thể trau dồi bằng nỗ lực). Chúng ta nên tránh “dán nhãn” trẻ em hay đưa ra những đánh giá phổ quát về khả năng của trẻ. Ngay cả những lời khen kiểu “Con thông minh quá” cũng không nên. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào sự kiên trì và tạo ra không gian an toàn để trẻ tìm tòi học hỏi. Trẻ con sẽ thích học nếu chúng ta cho trẻ thấy chúng ta tập trung vào niềm vui, sự nhiệt huyết trong quá trình học tập, hơn là chăm chăm vào thành tích.
☀️ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Một cách để tránh chạy theo thành tích là cho trẻ tham gia đa dạng các hoạt động từ âm nhạc, hội họa, đọc sách đến thể thao, khoa học và ngôn ngữ.
Trong cuốn sách “Range”, tác giả David Epstein cho rằng: Sự đa dạng trải nghiệm thường bị xem nhẹ. Tập trung mài giũa một kỹ năng đến trình độ xuất chúng tất nhiên là quan trọng ở một thời điểm nào đó trong đời, nhưng trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay, những người thành công là những người biết kết hợp nhiều lĩnh vực và tư duy sáng tạo. Nghĩa là xã hội cần những cá nhân phát triển toàn diện.
Sự phát triển toàn diện đặc biệt quan trọng đối với trẻ từ 2-7 tuổi, vì bộ não của trẻ ở thời điểm này sẵn sàng để tiếp thu hàng loạt các kỹ năng khác nhau.
☀️ ĐỪNG BỎ QUA TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Chúng ta muốn trẻ đọc tốt và làm toán giỏi, nhưng cũng không nên bỏ qua việc phát triển trí tuệ cảm xúc. Bố mẹ nên tận dụng những lợi thế học tập của não bộ trong giai đoạn này để dạy trẻ về trí tuệ cảm xúc như lòng tốt, sự thấu cảm và tinh thần hợp tác.
Cuốn sách “The Whole-Brain Child” giải thích rằng lòng thấu cảm bắt đầu từ việc công nhận cảm xúc của bản thân. Chúng ta nên giúp trẻ gọi tên những cảm xúc (“Con thấy buồn”) và kể ra điều gì khiến trẻ cảm thấy như vậy (“Con thấy buồn vì con muốn xem ti vi mà mẹ không cho”). Khi trẻ bắt đầu có thể gọi tên cảm xúc của mình, đó là lúc cha mẹ có thể bắt đầu đặt những câu hỏi để khuyến khích trẻ suy nghĩ về cảm xúc của người khác.
Một cách để bố mẹ khuyến khích con quan tâm tới người khác hơn là cho con làm việc nhà cùng. Khi con được chia sẻ việc nhà với bố mẹ, con sẽ dần dần học cách quan tâm đến cảm xúc của mọi người quanh con.
☀️ ĐỪNG XEM VIỆC HỌC CỦA TRẺ Ở GIAI ĐOẠN NÀY CHỈ LÀ “BƯỚC ĐỆM” CHO VIỆC HỌC THỰC-SỰ SAU NÀY
Não trẻ có thể hấp thu kiến thức cực kỳ hiệu quả trong suốt giai đoạn quan trọng này. Nếu thông minh được định nghĩa là khả năng học tập thì trẻ em 2-7 tuổi là những người thông minh nhất hành tinh!
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số kỹ năng gần như không thể học được khi đã qua giai đoạn phát triển trí não đầu tiên. Ví dụ, ở giai đoạn này, trẻ học ngoại ngữ rất hiệu quả, có thể đạt được trình độ ngang với tiếng mẹ đẻ. Nhưng khi lên 8, khả năng này của trẻ giảm và trẻ khó có thể thông thạo ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ.
Điều đáng nói là bố mẹ của Einstein chưa bao giờ bắt ông đi học thêm vật lý – lĩnh vực mà sau này ông nhận giải Nobel. Nhưng bố Einstein cho con phụ mình công việc kỹ sư. Mẹ Einstein cho ông đi học đàn vì bà mong muốn con mình sẽ yêu thích và trân trọng âm nhạc. Cả hai hoạt động trên đều giúp phát triển trí não của Einstein một cách toàn diện.
Đừng xem việc học của trẻ ở giai đoạn này chỉ là “bước đệm”. Đã đến lúc chúng ta cần nghĩ về giáo dục sớm như tiền thân của giáo dục “thực sự”!
*Nguồn bài viết: Why Ages 2-7 Matter So Much for Brain Development. Bản dịch của Crabit Kidbooks. Vui lòng ghi nguồn khi sao chép và đăng lại.
-----------------------
CRABIT KIDBOOKS - Nhà phát hành sách đồng hành cùng giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 - 12 tuổi

[SÁCH MỚI] TO NHƯ TRÁI NÚI, NHẸ TỰA LÔNG HỒNG - NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO & KHÁM PHÁ CỦA TRẺ THƠ

11 Oct, 2024
Khi bỗng dưng trên trời xuất hiện một thứ kỳ lạ chẳng ai biết từ đầu rơi xuống, cả làng bèn tụ hội đoán xem thứ đó là gì. Đại Tướng quân nói rằng đó là một quả bom, Nhà Phát minh gợi ý lăn nó đi, Nhà Triết học lại trầm ngâm đặt câu hỏi tại sao nó tồn tại…
Xem thêm

[SÁCH MỚI] - Ông vua chân thối

03 Oct, 2024
ÔNG VUA CHÂN THỐI - TRUYỆN CỔ ẤN ĐỘ HÀI HƯỚC DẠY TRẺ CÁCH VƯỢT QUA TRỞ NGẠI MỘT CÁCH THÔNG MINH
Xem thêm

[SÁCH MỚI] TỚ ĂN HAI, CHO CẬU HẲN MỘT CÁI NHÉ!

25 Sep, 2024
Cực kỳ phù hợp với các gia đình có anh chị em thường xuyên “chành chọe” nhau hoặc cho những bạn nhỏ hay “cau mày” bực tức khi chơi với bạn ở trườ
Xem thêm

Hướng dẫn sử dụng Hộp Múa Rối Đón Trăng

17 Aug, 2024
Bố mẹ và các bạn nhỏ hãy cùng xem cách sử dụng hộp quà Trung thu từ Crabit nhé!
Xem thêm
Đăng Ký Nhận Quà