[Tip nuôi dạy] Tại sao trẻ em tiếp thu bài học qua những câu chuyện lại hiệu quả hơn răn dạy kiểu cũ?
May 16, 2023
Admin
Share
Kể chuyện được xem là phương pháp giáo dục lâu đời nhất. Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã sử dụng những câu chuyện để truyền lại cho thế hệ sau những truyền thống tốt đẹp và những bài học đạo đức. Nhưng điều gì khiến những câu chuyện trở thành một công cụ giáo dục hiệu quả ngày nay, đặc biệt là giáo dục nhân cách cho trẻ em? Câu trả lời nằm trong cách bộ não của chúng ta lưu trữ thông tin: những câu chuyện tạo ra ngữ cảnh giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ.
Một bài báo trên tờ The New York Times cho hay rằng các lời răn dạy kiểu cũ như bảo trẻ phải làm theo lời cha mẹ một điều gì đó, chẳng hạn như “con cần phải trung thực”, thường mau chóng đi vào tai này ra tai kia. Tuy nhiên, nếu chúng ta tạo ra một ngữ cảnh đề truyền tải thông điệp về lòng trung thực đó đến trẻ, chúng ta sẽ nhận thấy trẻ tiếp thu, hiểu và ghi nhớ điều đó hiệu quả hơn rất nhiều.
Các câu chuyện giúp trẻ tiếp thu bài học tốt hơn
Các câu chuyện tạo ra ngữ cảnh để trẻ tiếp thu các bài học hiệu quả hơn. Khoa học cho thấy, khi đọc sách, não của chúng ta sẽ mô phỏng lại các tình huống diễn ra trong sách, như thể mình nhập vai vào trong câu chuyện. Như vậy tức là, nếu trẻ đọc sách về chủ đề lòng nhân ái, chúng sẽ có cơ hội nhập vai vào tình huống truyện, nơi chúng có thêm một trải nghiệm về lòng nhân ái và hiểu thấu những mặt đa diện của chủ đề. Đọc cho trẻ 5 câu chuyện về lòng nhân ái - với những ngữ cảnh, nhân vật khác nhau, họ trải qua những khó khăn khác nhau nhưng sau cùng đều chọn cách ứng xử nhân ái với người khác, sẽ giúp trẻ hiểu như thế nào là nhân ái tốt hơn việc chỉ nói với trẻ “hãy luôn đối xử nhân ái với mọi người”. Những câu chuyện cho bộ não của trẻ thấy cách ứng xử thực tế và rõ ràng hơn là những lời răn dạy khôn khan, không có ngữ cảnh.
Các câu chuyện giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn
Kể chuyện thực sự giúp ích cho việc học hỏi của trẻ nhỏ vì những câu chuyện rất dễ nhớ. Nhà tâm lý học Peg Neuhauser phát hiện ra rằng việc học từ một câu chuyện hay sẽ giúp trẻ ghi nhớ chính xác hơn và lâu hơn, so với khi học từ những sự kiện và số liệu. Tương tự, nghiên cứu của nhà tâm lý học Jerome Bruner cũng chỉ ra rằng chúng ta sẽ ghi nhớ tốt hơn 20 lần các sự kiện nếu chúng được kể thành một câu chuyện.
Sách tranh đặc biệt hữu ích cho quá trình ghi nhớ của trẻ. Bởi vì sách tranh có một thứ mà nghiên cứu não bộ cho biết nó để lại ấn tượng khó phai nhất: hình ảnh trực quan. Tranh vẽ trong sách tranh khác với những hình ảnh thoáng qua mà trẻ nhìn thấy trên truyền hình ở chỗ chúng vẫn ở trên trang sách, trẻ có thể xem lại, sờ chạm khám phá và thảo luận về các tranh vẽ bất kỳ khi nào chúng thích.
Các câu chuyện đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho trẻ học hỏi
Mỗi câu chuyện là một cơ hội để trẻ nhỏ trải nghiệm một tình huống mới trong cuộc sống, tập xử lý cảm xúc và hành vi của mình trong tình huống đó, trước khi phải đối mặt với nó ngoài đời thực. Chẳng hạn như câu chuyện “Cô gà mái của bác Izzy Pippik” cho trẻ trải nghiệm tình huống nhặt được của rơi của người khác. Trẻ sẽ tìm cách trả lại cho người bị mất như cô bé trong truyện, hay cứ giữ làm của riêng?
Với trẻ nhỏ chưa có nhiều trải nghiệm sống, những câu chuyện với tình huống mới lạ như vậy là cơ hội để trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, học hỏi cách xử lý tình huống của nhân vật trong truyện. Trên thực tế, não bộ của chúng ta được lập trình để nhận thức các khuôn mẫu, kết nối với các tình tiết câu chuyện và cuối cùng lưu trữ chúng trong bộ nhớ dài hạn để “lấy ra dùng" khi gặp tình huống tương tự. Nhờ vậy mà não bộ của chúng ta đã có sẵn một “bộ chỉ dẫn” ứng xử trong các tình huống - cả trong đời sống thực tế lẫn thế giới tưởng tượng.
Các câu chuyện chạm đến trái tim của trẻ
Sức mạnh thực sự của những câu chuyện nằm ở khả năng lay động một điều gì bên trong chúng ta và đánh thức cảm xúc của chúng ta. Khi Martin Luther King Jr. phát biểu về quyền công dân, ông kể với mọi người rằng ông có một giấc mơ. Đó là bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ”, không phải bài phát biểu “Tôi có một kế hoạch”. Các dữ kiện và con số có thể thuyết phục được lý trí của người nghe, nhưng ít khi khiến họ hành động. Trong khi đó, những câu chuyện thường hấp dẫn cảm xúc của người đọc nhiều hơn là lý trí, nghĩa là nhiều khả năng họ sẽ ghi nhớ câu chuyện đó tốt hơn và hành động tạo ra sự thay đổi nào đó.
Từ góc độ khoa học, não tạo ra cortisol – chất tập trung sự chú ý của chúng ta – và oxytocin – chất có liên quan đến sự đồng cảm và quan tâm. Trong một nghiên cứu về phản ứng của não đối với các câu chuyện, người ta thấy rằng hỗn hợp hóa học này dẫn đến việc người nghe tích cực tương tác và hành động dựa theo những thông tin họ được nghe kể trong câu chuyện.
Trên đây là một vài lý do những câu chuyện tồn tại đến ngày nay và ngày càng có nhiều giáo viên, phụ huynh sử dụng các câu chuyện như một công cụ giáo dục mạnh mẽ cho trẻ em. Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ có thêm niềm tin vào con đường với sách mà mình đã lựa chọn đồng hành với con, vì đây không phải là con đường sẽ đơm hoa chỉ trong ngày một ngày hai, mà cần rất nhiều thời gian, sự bền bỉ, và tình yêu thương của bố mẹ.
-----------------------
CRABIT KIDBOOKS - Nhà phát hành sách đồng hành cùng giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 - 12 tuổi
Website: www.crabitkidbooks.com
Bài trước
TUMMY TIME IS FOR READING
Bài tiếp theo
[Tip nuôi dạy] Lòng tốt có dạy được không?
[SÁCH MỚI] TO NHƯ TRÁI NÚI, NHẸ TỰA LÔNG HỒNG - NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO & KHÁM PHÁ CỦA TRẺ THƠ
11 Oct, 2024
Khi bỗng dưng trên trời xuất hiện một thứ kỳ lạ chẳng ai biết từ đầu rơi xuống, cả làng bèn tụ hội đoán xem thứ đó là gì. Đại Tướng quân nói rằng đó là một quả bom, Nhà Phát minh gợi ý lăn nó đi, Nhà Triết học lại trầm ngâm đặt câu hỏi tại sao nó tồn tại…
Xem thêm
[SÁCH MỚI] - Ông vua chân thối
03 Oct, 2024
ÔNG VUA CHÂN THỐI - TRUYỆN CỔ ẤN ĐỘ HÀI HƯỚC DẠY TRẺ CÁCH VƯỢT QUA TRỞ NGẠI MỘT CÁCH THÔNG MINH
Xem thêm
[SÁCH MỚI] TỚ ĂN HAI, CHO CẬU HẲN MỘT CÁI NHÉ!
25 Sep, 2024
Cực kỳ phù hợp với các gia đình có anh chị em thường xuyên “chành chọe” nhau hoặc cho những bạn nhỏ hay “cau mày” bực tức khi chơi với bạn ở trườ
Xem thêm
Hướng dẫn sử dụng Hộp Múa Rối Đón Trăng
17 Aug, 2024
Bố mẹ và các bạn nhỏ hãy cùng xem cách sử dụng hộp quà Trung thu từ Crabit nhé!
Xem thêm