Chúng tôi đang nỗ lực viết ra những câu chuyện mà sẽ được đọc hàng triệu tỉ lần
May 16, 2022
Admin
Share
"Chúng tôi không cố gắng viết ra những câu chuyện sẽ được đọc, chúng tôi đang nỗ lực viết ra những câu chuyện mà sẽ được đọc hàng triệu tỉ lần." (Mo Willems, Tác giả sách thiếu nhi lừng danh)
Tất cả những bố mẹ từng đọc sách cho con đều biết: Trẻ em thường muốn nghe đi nghe lại một câu chuyện, cho đến lúc chúng dường như thuộc lòng toàn bộ câu chuyện và không còn có thể học thêm điều gì mới mẻ từ cuốn sách đó nữa.
Rõ ràng, việc đọc cuốn sách lần đầu giúp trẻ nắm được ý chính của câu chuyện; đọc lần hai giúp trẻ tập trung nhiều hơn vào các chi tiết; đọc lần ba giúp trẻ kết nối các chi tiết lại với nhau... Việc đọc đi đọc lại nhiều lần có thể không còn khiến trẻ cảm thấy hồi hộp theo dõi mạch truyện, tuy nhiên nhờ vậy, trẻ có thể tập trung vào các khía cạnh khác như đặc điểm tính cách nhân vật, bố cục (các chi tiết điềm báo), quan điểm tác giả và nhiều thứ khác.
Vậy đâu là những tiêu chí khiến một cuốn sách có thể đọc đi đọc lại nhiều lần?
Đầu tiên trong danh sách là SỰ NGẮN GỌN. Và sách tranh chắc chắn đạt được tiêu chí này.
Các tiêu chí khác khiến một cuốn sách tranh sẽ được đọc lại nhiều lần là:
NGÔN NGỮ TUYỆT VỜI: Những cuốn sách tranh với nhịp điệu mê đắm (như "Sally hạt tiêu và điều nhỏ bé phi thường" của Justin Roberts), khiến trẻ có cảm giác dễ chịu khi được nghe bố mẹ đọc to.
TẦNG Ý NGHĨA: Những cuốn sách tranh mà có thể hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ em sẽ thuyết phục được bố mẹ đọc đi đọc lại cho con họ. Một điều mang lại cho cuốn sách tranh nhiều tầng ý nghĩa là phần lời kể một câu chuyện và phần tranh kể một câu chuyện hơi khác (hoặc khác hẳn luôn!) so với phần lời. (Cuốn "Có một bức tường ở giữa trang sách" của Jon Agee là ví dụ điển hình cho một cuốn sách tranh làm được điều này)
KẾT NỐI CÁ NHÂN: Nếu cuốn sách tranh khiến trẻ cảm thấy dạt dào cảm xúc hoặc gợi nhớ đến khoảnh khắc, quãng thời gian nào đó trong cuộc sống của trẻ, nhiều khả năng trẻ sẽ muốn đọc lại cuốn đó. (Cuốn "Nâu Nâu thị thành, Xanh Xanh đồng quê " của Mo Willems rất thành công vì tạo được sự kết nối cá nhân này)
Tham khảo từ bài What makes a picturebook re-readable? của Slap Happy Larry.
© Tranh minh họa Gyo Fujikawa
Bài trước
TUMMY TIME IS FOR READING
[SÁCH MỚI] TO NHƯ TRÁI NÚI, NHẸ TỰA LÔNG HỒNG - NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO & KHÁM PHÁ CỦA TRẺ THƠ
11 Oct, 2024
Khi bỗng dưng trên trời xuất hiện một thứ kỳ lạ chẳng ai biết từ đầu rơi xuống, cả làng bèn tụ hội đoán xem thứ đó là gì. Đại Tướng quân nói rằng đó là một quả bom, Nhà Phát minh gợi ý lăn nó đi, Nhà Triết học lại trầm ngâm đặt câu hỏi tại sao nó tồn tại…
Xem thêm
[SÁCH MỚI] - Ông vua chân thối
03 Oct, 2024
ÔNG VUA CHÂN THỐI - TRUYỆN CỔ ẤN ĐỘ HÀI HƯỚC DẠY TRẺ CÁCH VƯỢT QUA TRỞ NGẠI MỘT CÁCH THÔNG MINH
Xem thêm
[SÁCH MỚI] TỚ ĂN HAI, CHO CẬU HẲN MỘT CÁI NHÉ!
25 Sep, 2024
Cực kỳ phù hợp với các gia đình có anh chị em thường xuyên “chành chọe” nhau hoặc cho những bạn nhỏ hay “cau mày” bực tức khi chơi với bạn ở trườ
Xem thêm
Hướng dẫn sử dụng Hộp Múa Rối Đón Trăng
17 Aug, 2024
Bố mẹ và các bạn nhỏ hãy cùng xem cách sử dụng hộp quà Trung thu từ Crabit nhé!
Xem thêm