BLOG

“Công chúa ếch” - Dạy trẻ có cái nhìn bình đẳng qua cuốn truyện tuyệt vời từ xứ bạch dương
Nov 13, 2023 Admin Share
 
Dựa trên cốt truyện cổ tích cùng tên, “Công chúa Ếch” kể về hai nhân vật quen thuộc trong kho tàng dân gian Nga: hoàng tử Ivan và nàng Vasilissa. Bị dính lời nguyền, nàng hóa thành cô ếch và vô tình lấy được chàng hoàng tử. Nhờ màn đêm dẫn lối, Vasilissa có khoảng thời gian ngắn ngủi trở lại hình dạng con người và giúp Ivan vượt qua thử thách từ vua cha. Mọi chuyện ngỡ rằng sẽ ấm êm nếu như trong dạ hội nọ, Ivan không vứt bộ da ếch của nàng vào lò lửa.
Vẫn là cách kể và ý nghĩa được gìn giữ trọn vẹn qua quá trình kiên cường, dũng cảm của cả hai nhân vật chính, nhưng tác giả đã lồng ghép thêm những chi tiết phù hợp với độc giả nhí. Như bao chuyện cổ khác, “Công chúa Ếch” có vô số bản kể khác nhau, và đa phần trong đó đều chỉ tập trung vào hoàng tử Ivan và giảm nhẹ đi vai trò của “nàng” ếch. Dẫu vậy, Fondacci lại chọn bản kể bắt nguồn từ vùng Saratov, miêu tả cách vượt qua từng khó khăn của cả Ivan và Vasilissa ngang bằng nhau. Quan trọng nhất, cô đã chọn được chi tiết đắt giá là khi Ivan vứt bộ da ếch vào ngọn lửa. Điều này cho thấy hành trình tìm lại ý trung nhân của chàng hoàng tử là do lỗi lầm mà chàng gây ra, chứ không biến nàng Vasilissa thành một kiểu mẫu “công chúa ngủ trong rừng”, nằm đợi chờ ai đó đến cứu. Ivan cũng được trao cho mục đích thiết thực để hy sinh, chiến đấu chứ không chỉ là một chàng hoàng tử tài hoa nào đó “vô tình” ghé qua và giải cứu công chúa. Với lựa chọn tinh tế của mình, “Công chúa Ếch” vừa kể một câu chuyện cổ tích đẹp về một tình yêu được thử thách, về lòng tưởng thưởng dành cho những trái tim nhân hậu, quả cảm; vừa gài gắm một cái nhìn bình đẳng, công bằng. Sự khác biệt giữa “Công chúa Ếch” của Fondacci với cốt kể truyền thống sẽ giúp các bạn nhỏ cảm thấy gần gũi nhưng vẫn nhìn ra những vấn đề mới, cần thiết mà những cuốn cổ tích cũ chưa thể mang tới.
Trong khi những dòng chữ đã hoàn thành xuất sắc việc truyền tải ý nghĩa và tinh thần cổ tích từ nước Nga, thì minh họa đã vẽ nên một xứ Nga với đầy đủ nét văn hóa rực rỡ xứng đáng được chiêm ngưỡng. Chiếc nón kokoshnik nhũ vàng của công chúa Ếch, chiếc mũ lông boyar, malahai của các hoàng tử, kiến trúc muscovite trên ổ bánh mì cho tới những bông tuyết, bình thủy tinh torpedo, rừng bạch dương,... Marie-Alice Harel - người đứng sau những bức minh họa tỉ mẩn này - đã thổi một sức sống Nga không thể tài tình hơn. Xử lý bảng màu của mình uyển chuyển trên nền hồng - xanh ngọc, Harel đưa các bạn nhỏ từ vùng màu ấm áp ban đầu ở cung điện nhà vua cho tới cái lạnh của tuyết trắng khi Ivan giải cứu nàng Vasilissa. Nhờ tranh vẽ, các bạn nhỏ sẽ có cơ hội ngắm nghía muôn vẻ truyền thống độc đáo và hoa mĩ của nước Nga: từ đồ vật, con người, cảnh sắc,... Chắc chắn sẽ làm trải nghiệm đọc quyển cổ tích này của các bạn nhỏ trở nên thú vị và chân thực hơn rất nhiều.
“Công chúa Ếch” vừa mới được Crabit Kidbooks phát hành! Để sở hữu một cuốn cổ tích vừa mang nét truyền thống, vừa mang thông điệp hiện đại và đặc biệt, và để được ngắm nhìn những nét đẹp trác tuyệt của nước Nga, bố mẹ hãy nhanh tay đặt mua và đừng bỏ lỡ nhé!

SÁCH MỚI - TẾT LÀ NHẤT - 100 TỪ VỰNG ĐẦU ĐỜI!

06 Jan, 2025
Một mùa xuân nữa lại chuẩn bị về chơi, Tết này, Crabit Kidbooks xin dành tặng các bạn nhỏ một món quà đặc biệt: cuốn sách “Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời”.
Xem thêm

SÁCH MỚI - CHUYỆN CÂY THÔNG NON

24 Dec, 2024
Được Hans Christian Andersen cho ra mắt vào mùa Giáng sinh năm 1844 và được tái bản 5 lần chỉ tính riêng trong cuộc đời của tác giả; “Chuyện Cây Thông Non” nằm trong bộ bốn “Chuyện kể mùa đông” của ông gồm “Bà Chúa Tuyết”, “Cô bé bán diêm” và “Người Tuyết”
Xem thêm

HƯỚNG DẪN DIY CÂY THÔNG NHUNG

14 Nov, 2024
Từng bước thực hiện set đồ DIY Cây thông trong Hộp quà Giáng sinh của Crabit!
Xem thêm

[SÁCH MỚI] TO NHƯ TRÁI NÚI, NHẸ TỰA LÔNG HỒNG - NGỤ NGÔN HIỆN ĐẠI VỀ SỰ SÁNG TẠO & KHÁM PHÁ CỦA TRẺ THƠ

11 Oct, 2024
Khi bỗng dưng trên trời xuất hiện một thứ kỳ lạ chẳng ai biết từ đầu rơi xuống, cả làng bèn tụ hội đoán xem thứ đó là gì. Đại Tướng quân nói rằng đó là một quả bom, Nhà Phát minh gợi ý lăn nó đi, Nhà Triết học lại trầm ngâm đặt câu hỏi tại sao nó tồn tại…
Xem thêm
Đăng Ký Nhận Quà